NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG KHI CHỨNG MINH TÀI CHÍNH DU HỌC MỸ

chứng minh tài chính du học mỹ
Chứng minh tài chính du học Mỹ để hoàn thành hồ sơ, xin visa thành công là điều bạn cần lưu ý khi muốn du học Mỹ. 
Những giấy tờ chứng minh tài chính du học Mỹ của bạn nên được xác thực minh bạch hoặc qua các ngân hàng uy tín.

Chứng minh tài chính du học Mỹ bao gồm:

Số tiền trong sổ tiết kiệm

Số tiền này là chứng minh cho việc bạn đủ khả năng cho các chi phí du học Mỹ sắp tới. Bạn không cần thiết phải chứng minh nguồn gốc của số tiền trong sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, bạn cũng nên chuẩn bị câu trả lời hợp lý trong trường hợp nhân viên lãnh sự quán hỏi số tiền này trong lúc phỏng vấn visa du học Mỹ. Một số phương án trả lời có thể là: tích lũy từ thu nhập hàng tháng, tài sản thừa kế…

Sổ tiết kiệm của bạn nên được mở ít nhất 1 tháng trước khi bạn du học Mỹ. Tuy nhiên, lý tưởng nhất là bạn nên mở sớm hơn để không bị hỏi khó khi phỏng vấn visa. Số dư này cần phải được duy trì cho ngày bạn phỏng vấn visa, để trong trường hợp nhân viên Lãnh Sự Quán đột xuất kiểm tra, bạn sẽ không bị nghi ngờ là vay mượn để đối phó cho qua. Ngoài ra, một số trường ở Mỹ quy định thời gian mở sổ tiết kiệm là 6 tháng trước thời gian xin I20. Vì vậy bạn nên xem xét mở sổ này sớm.

Đối với học sinh, sinh viên du học Mỹ theo dạng visa F-1, sổ tiết kiệm của cha mẹ hoặc người bảo lãnh của bạn phải đủ để chi trả học phí và sinh hoạt phí ít nhất 1 năm. Chính phủ Mỹ cần đảm bảo rằng bạn có tài chính đủ vững để trang trải trong suốt thời gian học tập tại đất nước của họ, đồng thời phòng tránh trường hợp du học sinh nghỉ ngang để đi làm bất hợp pháp.

Ví dụ, nếu toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt tại Mỹ là $30,000 tại một trường Đại học công lập, thì sổ tiết kiệm của bạn cần ít nhất 700 triệu VNĐ.

Nguồn thu nhập hàng tháng

Nguồn thu nhập có thể là từ lương hàng tháng, từ kinh doanh, cho thuê nhà, lãi ngân hàng, góp vốn kinh doanh, cổ tức, trái phiếu…

a. Trường hợp làm công ăn lương:

  • Hợp đồng lao động trên 3 năm ghi rõ chức vụ, chế độ làm việc, hình thức lương, thời hạn hợp đồng, tiền thưởng, quyền lợi, phụ lục về việc tăng lương (nếu có)
  • Tờ khai chi tiết nộp thuế thu nhập cá nhân
  • Xác nhận đóng bảo hiểm xã hội

b. Trường hợp hộ tự kinh doanh (như trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thương…):

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc xác nhận kinh doanh của địa phương
  • Thuế môn bài, thuế khoán hoặc thuế tháng
  • Tờ khai giải trình thu nhập
  • Hình ảnh minh họa nếu có

c. Trường hợp chủ công ty, doanh nghiệp:

  • Giấy phép kinh doanh của công ty đã được thành lập ít nhất 3 năm
  • Giấy chứng nhận mã số thuế
  • Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Bản khai chi tiết thuế thu nhập cá nhân
  • Các giấy tờ chứng minh: hợp đồng giao dịch, hóa đơn, phiếu thu nộp tiền cho kho bạc nhà nước
  • Các giấy tờ góp vốn, cổ phần, chia lợi tức
  • Hình ảnh minh họa nếu có

Ngoài ra những giấy tờ về tài sản khác như sổ nhà đất, quyền sở hữu xe hơi, cổ phiếu, chứng khoán, sẽ giúp hồ sơ tài chính của bạn mạnh hơn, giúp Lãnh sự quán tin tưởng về sự ràng buộc tài chính của bạn ở Việt Nam và khả năng bạn trở về sau khi du học Mỹ.

VIỆT NAM HIẾU HỌC

Có thể bạn quan tâm:

CÁC NGÀNH HỌC CỦA ĐẠI HỌC MỸ

Hotline: 0913456426
Zalo
Hotline