HỌC BỔNG ĐẠI HỌC STANFORD UNIVERSITY – NƠI KHỞI NGUỒN CHO NHỮNG GIẤC MƠ TẠI THUNG LŨNG SILICON

“Mỹ có những trường đại học tốt nhất trên thế giới”, Đây là câu nói của tổng thống Mỹ ông Donald Trump phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ. Được biết đến là một trong những nước có nền giáo dục thuộc hàng đầu thế giới, đây là điều được cả thế giới công nhận. Và hiển nhiên Mỹ trở thành ước mơ của rất nhiều bạn trẻ. Trường Đại học Stanford (Stanford University) cũng nằm trong số đó. Cùng Việt Nam Hiếu Học tìm hiểu tất cả thông tin về Đại học Stanford.

Nền giáo dục Mỹ là có thể khai thác con người và bản sắc cá nhân để phát triển theo hướng tự nhiên. Bên cạnh đó tấm bằng của các trường đại học Mỹ được xem là chiếc vé thông hành tốt trên con đường tìm kiếm cơ hội để tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp. Trong hệ thống các trường đại học “TOP” ở Mỹ, không thể không nhắc tới Đại học Stanford, một trong những trường được đánh giá xếp hạng hàng đầu thế giới.

1. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC STANFORD 

1.1 Giới thiệu về Đại học Stanford

Khuôn viên Đại học Stanford
Khuôn viên Đại học Stanford

“Ngôi trường mơ ước” chính là cụm từ rất nhiều người dành để goi tên trường Đại học Stanford. Trường đã lọt vào danh sách các trường đại học quốc gia Mỹ được U.S News và World Report ở vị trí thứ 3 (Thống kê năm 2022). Trước đó, vào năm 2021, bảng xếp hạng các trường Đại học danh tiếng trên thế giới đã gọi tên trường đại học này vào vị trí thứ 3, được bình chọn bởi The Times Higher Education. Đại học Stanford cũng đạt vị trí á quân nhiều năm liền trong bảng xếp hạng The Academic Ranking of World Universities.

Xếp hạng:

  • #3 National Universities (tie) (3/443)
  • #4 Best Value Schools
  • #2 Engineering Programs (doctorate)
  • #1 Computer Science (tie)

1.2 Danh sách trường thành viên của Đại học Stanford

  • Trường Kinh doanh
  • Trường Khoa học môi trường, năng lượng và trái đất
  • Trường Giáo dục
  • Trường Kĩ thuật
  • Trường Khoa học và nhân văn
  • Trường Luật
  • Trường Dược

1.3 Các chuyên ngành được ưa chuộng

  • Khoa học máy tính
  • Sinh học con người
  • Kĩ thuật
  • Khoa học sinh học và y sinh
  • Khoa học, Kỹ thuật và Xã hội
  • Toán học và thống kê
  • Khoa học vật lý
  • Tâm lý
Khuôn viên Đại học Stanford
Khuôn viên Đại học Stanford

Đặc biệt, trong quá trình hoạt động đào tạo, Đại học Stanford đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng nể. Và chắc chắn phải kể đến chính là thành tích của các sinh viên tại đây:

  • Công ty như: Google, Hewlett-Packard, Nike, Sun Microsystems, Instagram and Yahoo,… được thành lập bởi các sinh viên đã từng theo học tại ngôi nhà này.
  • Trường Đại học Standford là nơi mà hơn 30 tỉ phú, 17 phi hành gia và 18 người đoạt giải Turing từng miệt mài trên giàng đường.
  • Đào tạo hàng loạt sinh viên đang các vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo chính phủ Mỹ, thành viên Quốc hội.

“Profile khủng” của trường có là động lực để các bạn phấn đấu học ở đây?

Theo số liệu thống kê mới nhất từ Topuniversitie Đại học Stanford có sinh viên theo học bậc thạc sỹ khoảng 57%, còn lại là bậc đại học. Nếu chỉ xét sinh viên quốc tế, thì bậc Thạc sĩ sẽ là 84% và bậc Đại học 16%.

Để có thể trở thành sinh viên của một trường đại học hàng top như thế này, quả thật sẽ không đơn giản. Tỉ lệ chọi giữa các bạn muốn học tại đây không hề thấp. Nhưng đừng vì như thế mà dễ dàng bỏ cuộc.

Ngoài vấn đề về năng lực, chi phí học tập tại đây cũng sẽ là một rào cản cho nhiều bạn. Học phí của Stanford thuộc vào dạng khá đắt đỏ. Cụ thể có thể kham khảo mức đối với sinh viên quốc tế như sau:

  • Chương trình Thạc sĩ: 40 000 – 42 000 USD/năm
  • Chương trình Cử nhân: 40 000 – 42 000 USD/năm

Hiển nhiên, chí phí nhà ở và sinh hoạt sẽ khiến con số kia khủng hơn nữa, có thể đi xa tưởng tượng của bạn. Học bổng sẽ là lựa chọn tối ưu và thông minh để theo học tại Đại học Stanford.

1.4 Đại học Stanford – nơi khởi nguồn cho những giấc mơ tại Thung lũng Silicon

Nằm rất gần Thung lũng Silicon nên ngôi trường này cũng có mối liên hệ sâu sắc với ngành công nghệ. William Hewlett và David Packard đã tốt nghiệp ngành kỹ sư điện tử tại ĐH Stanford năm 1935. Từ nghiên cứu của mình, họ đã thành lập nên công ty năm 1939 – chính là tập đoàn HP ngày nay. Năm 2001, Quỹ Hewlett đã tài trợ cho trường 400 triệu USD. Đó là món quà lớn nhất mà một trường ĐH ở Mỹ từng nhận được.

Năm 1994, Jerry Yang và David Filo đã cùng nhau tạo nên Yahoo! khi còn đang học tại Đại học Stanford. Năm 2007, Yang và vợ mình – Akiko Yamazaki, cũng là cựu sinh viên Stanford – đã tặng 75 triệu USD cho trường.

Sergey Brin và Larry Page gặp nhau năm 1995 và thành lập Google vào năm 1998, dựa trên một thuật toán mà họ đã phát triển khi còn học ở Stanford. Suốt nhiều năm qua, Google đã tài trợ cả triệu USD cho ngôi trường này. Theo ProPublica, Stanford đã kiếm được “cả trăm triệu USD nhờ bán cổ phiếu Google mà họ nhận được vì đã cho phép Google sử dụng công nghệ được phát triển tại Stanford”.

Mike Krieger và Kevin Systrom – đồng sáng lập Instagram, Reed Hastings – đồng sáng lập, chủ tịch và CEO của Netflix, hay Reid Hoffman – đồng sáng lập, chủ tịch của LinkedIn là vài cái tên nổi bật trong số những cựu sinh viên Đại học Stanford thành công ở lĩnh vực công nghệ.

Không chỉ tài trợ rất nhiều tiền cho trường, họ còn tuyển dụng rất nhiều sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Stanford.

1.5 Sinh viên được hưởng lợi nhiều nhất khi học tại Đại học Stanford

51% số sinh viên Đại học Stanford thuộc các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc toán học (STEM). Trong khóa 2017, có 69% sinh viên Stanford ở lại California sau khi tốt nghiệp và 19% làm việc trong ngành IT và máy tính. Những nhà tuyển dụng hàng đầu không ai khác là Apple, Facebook và Google.

Mối quan hệ sâu sắc với Thung lung Silicon đã giúp Đại học Stanford tạo ra một chu trình có lợi: Trường sẽ đào tạo ra những cựu sinh viên có thu nhập “khủng”, rồi họ sẽ quay trở lại đầu tư vào sinh viên cũng như tài trợ tiền cho trường. Hiện tại, theo Bộ Giáo dục Mỹ, Stanford là trường đại học có mức vốn lớn thứ 5 trong nước, trị giá 26,5 tỷ USD.

Đại học Stanford đứng đầu bảng xếp hạng của CNBC Make It nhờ khả năng hỗ trợ tài chính cho sinh viên thuộc tầng lớp thấp và trung lưu.

2. ĐIỀU KIỆN NHẬN HỌC BỔNG TẠI ĐẠI HỌC STANFORD

2.1 Bảng điểm

Năng lực được đánh giá không hoàn toàn qua điểm số. Tuy nhiên khi người khác không biết gì về bạn thì việc bảng điểm chính là cái nhìn đầu tiên. Trong hồ sơ xin học bổng thì đây chính là điều đầu tiên trường đại học xét đến. Một bảng điểm đẹp ở kì gần nhất đã có thể gây ấn tượng cho hội đồng xét học bổng tại Caltech. Nếu hỏi một con số an toàn thì 7.0 sẽ là con số thấp nhất mà bạn cần.

2.2 Chứng chỉ Anh Văn

IELTS từ 7.0 trở lên, TOEFL từ 90 trở lên sẽ là mức mà bạn có thể đạt được. Ngoài ra, các loại chứng chỉ khác đều được như GMAT, GRE hay SAT.

2.3 Danh sách hoạt động ngoại khóa

Ở Mỹ các kĩ năng thực hành, các hoạt động ngoại khoá cực kì được coi trọng. Đó được xem là điều hiển nhiên. Thậm chí nó còn được đặt ngang hàng với việc học trên sách vở. Vậy nên đây là điều mà các bạn nên chú trọng. Danh sách các hoạt động ngoại khoá các bạn phải ghi chi tiết thời gian, địa điểm, tổ chức thực hiện cũng như những điều bản thân rút ra được chứ không đơn giản là một danh sách khô khan.

2.4 Thư giới thiệu

Đây chính là yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ. Họ quan niệm những người làm việc chung với bạn chính là một cách đánh giá khách quan thái độ học là làm việc của bạn, từ đó đánh giá toàn bộ. Nên chọn một người đã từng giảng dạy hoặc làm việc, hiểu khá rõ về bạn. Vì hội đồng xét học bổng sẽ gửi mail hoặc gọi điện thoại xác nhận.

2.5 Bài luận cá nhân

Đây là phần ăn điểm nhất trong hồ sơ, nó có thể cứu vớt cả bộ hồ sơ của bạn. Vì rõ ràng, nó là điểm làm bạn khác biệt với những ứng viên khác. Không có bất cứ bài luận nào có thể giống nhau được cả. Đó cũng không phải là điều gì đó quá học thuật hay vĩ mô. Nó là những suy nghĩ đẹp từ nơi bạn: ước mơ, hoài bão, gia đình, quê hương,…

Bài luận cá nhân là phần ăn điểm nhất trong hồ sơ
Bài luận cá nhân là phần ăn điểm nhất trong hồ sơ

Để có thể chinh phục được suất học bổng giá trị như vậy, người bạn đồng hành là thứ không thể thiếu.

Bên cạnh Đại học Standford được đề cập, đã có hàng ngàn học viên tại trung tâm này săn được học bổng toàn phần ở các trường đại học như: MIT, Harvard, UC Berkeley, UCLAC, NYU, NUS, University of British Colombia, University of Toronto, NUS, Melbourne,…

Stanford University học bổng sẽ không còn xa vời nếu bạn có quyết tâm, cố gắng và người bạn đồng hành hiểu ý. Chúc bạn thành công và may mắn.

Mọi chi tiết về thông tin trường và học bổng, vui lòng liên hệ Việt Nam Hiếu Học để các thầy cô hướng dẫn.

Đội ngũ biên tập viên

VIỆT NAM HIẾU HỌC