NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BẰNG I.T TẠI MỸ

GIẢI MÃ SỨC HÚT NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI MỸ

Chuyên ngành công nghệ thông tin (Information Technology) cần thiết trong hầu hết mọi ngành để chạy, khắc phục sự cố và bảo trì công nghệ. Đối với nhiều sinh viên tại Mỹ, bằng công nghệ thông tin có thể biến thành một nghề nghiệp ổn định, mức lương đáng nể và công việc hấp dẫn.

Trong những năm gần đây, IT đã trở thành một trong những ngành mũi nhọn, được rất nhiều bạn học sinh lựa chọn để theo đuổi khi đi du học ở nhiều nơi trên thế giới nói chung và ở Mỹ nói riêng. Vậy những cơ hội và thách thức khi đi du học Mỹ ngành Công nghệ thông tin là gì? Hãy cùng Việt Nam Hiếu Học tìm hiểu nhé!

1.Công nghệ thông tin (CNTT) là gì?

Công nghệ thông tin (CNTT) thường đề cập đến việc sử dụng máy tính để quản lý dữ liệu cho các doanh nghiệp và tổ chức. Do đó, các chuyên gia CNTT làm việc với phần mềm máy tính, phần cứng, điện tử, internet và thương mại điện tử trong nhiều bối cảnh tổ chức. Trong hầu hết các trường hợp, mục tiêu chính của một chuyên gia CNTT là cung cấp dữ liệu có sẵn, có thể truy cập và dễ hiểu đối với nhân viên không phải là CNTT.

2.Bằng CNTT là gì?

Bằng Công nghệ Thông tin là một chương trình học rộng lớn bao gồm các chuyên ngành đào tạo sinh viên nghiên cứu thông tin ở dạng dữ liệu. Nó có thể là khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin tích hợp và bằng công nghệ. Các lĩnh vực này của CNTT được chỉ định là các chuyên ngành khác nhau vì chúng tập trung vào các khía cạnh khác nhau của việc sử dụng và phát triển công nghệ

3.Bằng Công nghệ Thông tin có phù hợp với bạn không?

Trước tiên chúng ta hãy thử quan tâm tới các câu hỏi:

  • Bạn có thường giỏi và quan tâm đến logic, giải quyết vấn đề và giao tiếp với người khác để tạo ra trải nghiệm không?
  • Bạn có thích hiểu, xây dựng và tìm ra cách hiệu quả nhất để hệ thống chạy không?
  • Bạn có cảm thấy thoải mái với công việc đa nhiệm và thực hành không?
  • Bạn có thích dành thời gian tìm hiểu về những đổi mới trong công nghệ không?

Nếu bạn trả lời “có” cho ba hoặc nhiều câu hỏi ở trên, rất có khả năng bằng cấp CNTT sẽ phù hợp với bạn!

4.Những cơ hội khi đi du học Mỹ ngành công nghệ thông tin (CNTT)

4.1 Mỹ cung cấp một môi trường giảng dạy CNTT tiên tiến

Khi du học ngành công nghệ thông tin, các học sinh thường mong muốn theo học những chương trình được cập nhật, thay đổi mới nhất của thế giới công nghệ. Các trường đại học ở Mỹ làm rất tốt điều này khi cung cấp một môi trường giáo dục tiên tiến nhằm đào tạo ra những nhân tài dẫn đầu xu hướng lĩnh vực công nghệ thông tin.

Ngoài ra, phương pháp học tập tại Mỹ tập trung vào đào tạo tư duy và giải quyết vấn đề. Sinh viên học qua quan sát, phân tích vấn đề theo quan điểm của mình và trình bày quan điểm đó đến tất cả mọi người. Sinh viên cũng luôn trong tâm thế tự học và giải quyết vấn đề khi thực hành các dự án CNTT, và sẽ trao đổi với giảng viên khi cần hỗ trợ. Cách thức này sẽ rèn luyện cho các bạn nhiều kỹ năng mềm, giúp bạn tự tin hơn trong học tập và cuộc sống sau này.

Một số trường đại học đào tạo ngành CNTT top đầu ở Mỹ có thể kể đến là Viện công nghệ Massachusettes, Đại học California, Berkeley, Đại học Stanford, Đại học Harvard,…

4.2 Bằng cấp uy tín cùng các cơ hội việc làm rộng mở khi du học Mỹ ngành công nghệ thông tin

Mỹ là nơi tập trung nhiều “ông trùm” công nghệ trên toàn thế giới như là Google, Facebook, Microsoft, Apple,… Bên cạnh đó, thung lũng silicon cũng được coi là “cái nôi” của những sáng tạo và công nghệ đột phá nhất thế giới. Vì vậy, cơ hội học hỏi từ những người giỏi nhất và tiếp xúc với các công nghệ hàng đầu thế giới là một lý do khiến nước Mỹ hấp dẫn các du học sinh.

Ngoài ra, cơ hội việc làm rộng mở và thu nhập cao cũng là một yếu tố thu hút của ngành công nghệ thông tin tại Mỹ. Trong báo cáo xếp hạng 319 trường đại học chuyên ngành dựa trên thu nhập tiềm năng do PayScale thực hiện, các lĩnh vực kỹ thuật, toán học, khoa học và công nghệ nằm đầu bảng. Về công nghệ, 6 chuyên ngành liên quan đến máy tính nằm trong top 20 chuyên ngành thu nhập cao với tiền lương khởi điểm 69.100 USD và lương trung bình khi đã có thâm niên là 115.000 USD.

Một điểm sáng nữa của ngành công nghệ thông tin khi du học Mỹ là những chính sách Visa dành cho sinh viên quốc tế ngành này. Sinh viên quốc tế được nhận tối đa 12 tháng làm việc trước hoặc sau khi hoàn thành chương trình học, và đây được gọi là chương trình đào tạo thực tập hưởng lương OPT dành cho sinh viên quốc tế thuộc diện F1 . Đặc biệt, đối với các sinh viên thuộc nhóm ngành STEM (Science, Technology, Engineering và Mathematics), các bạn sẽ có cơ hội gia hạn OPT lên đến 24 tháng.

4.3 Đa dạng các loại Học Bổng (Scholarship) và Hỗ trợ tài chính (Financial aid)

Hiện nay, các loại học bổng và chính sách hỗ trợ tài chính nhằm thu hút nhân tài của Mỹ rất đa dạng. Tùy theo năng lực học tập và tài chính gia đình mà bạn có thể lựa chọn xin loại hỗ trợ phù hợp với bản thân.

Nổi bật hơn cả là học bổng chính phủ Mỹ (Government Scholarship) và học bổng toàn phần của các trường đại học (Full-ride scholarship) hỗ trợ cho bạn 100% học phí và các phụ cấp ăn ở thuê nhà. Ngoài ra, một số trường không cho học bổng mà chỉ hỗ trợ tài chính cho sinh viên nên bạn hãy tìm hiểu kĩ để tìm cho mình một mức học bổng hay hỗ trợ tài chính phù hợp nhé!

5. Những thách thức khi đi du học Mỹ ngành công nghệ thông tin

5.1 Sự cạnh tranh cao

Dòng chảy của công nghệ thông tin sẽ luôn không ngừng đổi mới. Sự thay đổi này diễn ra không phải từng tháng, từng năm mà đó là từng ngày, từng giờ. Vì vậy, để có thể cạnh tranh và phát triển theo xu thế chung đó, sinh viên ngành Công nghệ thông tin phải luôn luôn học hỏi, cập nhật kiến thức nếu như không muốn bị tụt lại phía sau và bị đào thải. Đặc biệt là ở một nơi thu hút nhiều nhân tài CNTT như nước Mỹ, các bạn còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để chứng tỏ bản thân và thành công.

5.2 Rào cản ngôn ngữ

Ngôn ngữ luôn là một trong những vấn đề lớn nhất khi đi du học. Các bạn cần có một thời gian để thích nghi. Khó khăn lớn nhất của các du học sinh trong năm đầu là nghe giảng, ghi chép hay phải viết các bài luận dài bằng tiếng Anh. Đặc biệt đối với ngành CNTT, sinh viên quốc tế còn cần phải đọc một khối lượng lớn các tài liệu học thuật bằng ngôn ngữ nước ngoài và hiểu các thuật ngữ chuyên môn. Vì vậy trước khi đi du học, các bạn nên cố gắng trau dồi và chuẩn bị cho bản thân vốn ngoại ngữ khá để có thể dễ hòa nhập hơn.

5.3 Môi trường học tập mới

Môi trường và phương pháp học tập tại Mỹ khá khác biệt. Thông thường, các bạn sinh viên, học sinh phải tự tìm hiểu bài học trước ở nhà. Nếu không có kỹ năng tự học và chủ động, sinh viên sẽ khó lòng theo kịp nhịp độ trên lớp. Vì thế, kỹ năng đọc và tự nghiên cứu rất cần thiết và quan trọng với các sinh viên khi đi du học. Ngoài ra, các bạn sẽ phải làm việc nhóm rất nhiều để rèn luyện những kỹ năng như giao tiếp, làm việc nhóm,…

Phương pháp giáo dục tại Mỹ tập trung kiến thức chuyên sâu tại đại học và cao đẳng. Vì vậy, khối lượng công việc của sinh viên thường khá lớn và có nhiều yêu cầu khắt khe. Vì vậy, khi đi du học, các bạn sinh viên phải thực sự tập trung và nghiêm túc trong việc học của mình để đạt kết quả học tập cao.

6. Những trường tốt nhất cho ngành công nghệ thông tin tại Mỹ

  • Cornell University
  • New York University (NYU)
  • Carnegie Mellon University
  • Lehigh University
  • Brigham Young University (BYU)
  • Purdue University
  • Rensselaer Polytechnic Institute
  • Cornell University – Ithaca, NY
  • New York University – New York, NY
  •  Rensselaer Polytechnic Institute – Troy, NY
  •  Carnegie Mellon University – Pittsburgh, PA
  •  Lehigh University – Bethlehem, PA
  •  Brigham Young University — Provo, UT
  •  Purdue University – West Lafayette, IN
  •  University of Washington – Seattle, WA
  •  Illinois Institute of Technology – Chicago, IL
  •  Rochester Institute of Technology – Rochester, NY
  •  Pennsylvania State University – University Park, PA
  •  Florida State University – Tallahassee, FL
  •  New Jersey Institute of Technology — Newark, NJ
  •  DePaul University – Chicago, IL
  •  ECPI University

XEM THÊM: ĐỘ TUỔI NÀO HỌC IELTS LÀ PHÙ HỢP NHẤT?