DU HỌC SINH – VISA F1 CÓ ĐƯỢC LÀM THÊM Ở MỸ ?

Mỹ là quốc gia được đánh giá có nền giáo dục uy tín và chất lượng hàng đầu trên thế giới và cũng là một trong những đất nước có học phí và chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất. Và để trang trải cho học phí cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm thì sinh viên quốc tế có được làm thêm hay không?

Thực tế là trong quá trình học tập sinh viên quốc tế, sở hữu visa F1, hoàn toàn có cơ hội làm việc tại Mỹ. Cụ thể là làm việc trong khuôn viên trường (on-campus), làm việc ngoài khuôn viên trường (off-campus), thực tập Intership hoặc chương trình Co-op.  Tuy nhiên, hãy tìm hiểu và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt để tránh những rắc rối ngoài ý muốn ảnh hưởng đến quá trình du học của mình nhé!

1.Việc làm thêm trong trường (On-Campus)

On-campus là loại hình đơn giản nhất vì bạn không cần phải xin phép từ Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ (United States Citizenship and Immigration Services – USCIS) mà chỉ cần  có giấy bảo lãnh của giáo sư, bạn sẽ được cấp số an ninh xã hội SIN (Social Insurance Number) và được phép làm việc trong trường.

 Tuy chỉ với mức lương tối thiểu US$12-15 /giờ, nhưng đa số sinh viên quốc tế và cả sinh viên bản địa cũng muốn có những công việc vừa kiếm thêm được tiền lại vừa học hỏi và mở rộng các mối quan hệ. Chính vì thế, tỉ lệ cạnh tranh cho những công việc này là rất cao. Vì vậy, các bạn nên đăng ký 2 công việc để phòng.

Trong năm học, bạn chỉ được phép làm việc 20 giờ/tuần, nhưng bạn vẫn có thể làm toàn thời gian vào các kỳ nghỉ và dịp lễ. Các công việc có thể là: trợ giảng, gia sư, nghiên cứu sinh, làm trong thư viện/ký túc xá/văn phòng ở trường/nhà ăn/phòng máy tính và kỹ thuật…

2.Việc làm thêm ngoài trường (Off-Campus)

2.1 Chương trình thực tập bắt buộc (CPT – Curricular Practical Training)

Đào tạo thực tập bắt buộc (CPT) là một chương trình tạm thời cho phép sinh viên quốc tế diện Visa F1, được thực tập, làm việc liên quan trực tiếp đến ngành học. Sinh viên sẽ có cơ hội được làm việc tại các công ty của nhà tuyển dụng do nhà trường liên kết (thực tập có lương hoặc không lương). Sinh viên phải đóng học phí vì đây là một tín chỉ của chương trình học. Sau khi hoàn tất chương trình CPT sinh viên phải nộp báo cáo và được cấp tín chỉ.

CPT chỉ được làm việc dưới 12 tháng, phải được hoàn tất trước khi tốt nghiệp. Công việc có thể là việc làm part-time (20 giờ/tuần) hoặc toàn thời gian trong các kỳ nghỉ. Nếu bạn làm việc toàn thời gian 12 tháng hoặc hơn cho CPT, bạn sẽ mất điều kiện xin OPT.

Với chương trình CPT, sinh viên không được cấp chứng chỉ việc làm (EAD) và không cần phải đóng lệ phí.

2.2 Chương trình thực tập không bắt buộc (OPT – Optional Practical Training)

Chương trình OPT cho phép sinh viên làm việc ngoài trường để lấy kinh nghiệm thực hành liên quan đến ngành học của mình cả trong và sau khi hoàn thành khóa học. Sinh viên được chọn nơi làm việc mà mình mong muốn và được hưởng lương nếu tìm được công việc có chi trả lương).

Bạn chỉ có thể xin làm OPT sau khi đã nhập học được 09 tháng và phải đăng ký và nộp lệ phí cho Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ (USCIS) để được sự chấp thuận. Sau khi kết thúc năm học đầu tiên và  USCIS cấp chứng chỉ việc làm EAD qua mail thì bạn được phép làm việc. Tổng thời gian làm việc là 12 tháng trong và sau khi hoàn thành chương trình học. Trong 12 tháng đó, tình trạng thất nghiệp không được kéo dài quá 03 tháng. Lời khuyên hữu ích cho bạn để thoát khỏi trường hợp này là bạn có thể đi làm tình nguyện viên và các việc không trả lương.

Đặc biệt, khi bạn hoàn thành xong chương trình OPT ở bậc Đại học thì vẫn có quyền đăng ký xin OPT 12 tháng ở các bậc sau đại học.

Sinh viên luôn phải thông báo cho Đại diện Sinh viên Quốc tế (International Student Office-ISO) nếu có thay đổi về công việc, giờ làm, nghỉ phép, hoặc nghỉ việc. Sau khi OPT hết hiệu lực, bạn có 60 ngày để chuẩn bị việc rời khỏi Mỹ, nhận I20 từ chương trình học mới, hoặc chuyển đổi thể loại visa.

Có 2 loại OPT là trước tốt nghiệp và sau tốt nghiệp

OPT trước tốt nghiệp

Sinh viên có thể làm công việc bán thời gian tối đa 20 giờ/tuần hoặc toàn thời gian trong kỳ nghỉ.

OPT là sự lựa chọn phù hợp cho các bạn muốn tập trung đi làm toàn thời gian để lấy kinh nghiệm vào các dịp lễ, nghỉ hè mà không muốn trả học phí để đăng ký chương trình CPT.  Tuy nhiên, cần có sự cân nhắc kỹ trong việc phân chia thời gian làm việc hiệu quả. Nếu bạn dành nhiều thời gian để làm OPT trong năm học thì thời gian để bạn ở lại Mỹ sau tốt nghiệp là rất ít.

OPT sau tốt nghiệp

Việc chọn ngày bắt đầu OPT là một trong các yếu tố quyết định việc về hoặc ở sau khi tốt nghiệp của một học sinh du học.

Nếu chọn ngày bắt đầu OPT quá sớm mà không việc làm, bạn sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Sau 90 ngày mà vẫn thất nghiệp thì OPT của bạn sẽ bị hết hiệu lực. Chọn ngày quá trễ thì sẽ có rất ít công ty muốn nhận vì thời lượng OPT còn lại của bạn quá ít nên cần có sự tư vấn và lên kế hoạch phù hợp.

Ngay sau khi chương trình học kết thúc, trễ nhất là 60 ngày bạn phải nộp hồ sơ xin làm OPT sau khi tốt nghiệp cho văn phòng USCIS.

Ngoài ra, với những du học sinh tốt nghiệp các ngành thuộc khối STEM,  (Science- Khoa học, Technology- Công nghệ, Engineering- Kỹ thuật và Math- Toán học), chương trình OPT là  36 tháng.

3. Intership:

Chương trình Intership cho phép sinh viên có cơ hội trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp với thời gian cố định và được sự giám sát, đánh giá và có kết quả khi kết thúc thời gian thực tập.
Sinh viên có thể làm việc toàn thời gian vào mùa hè hoặc bán thời gian trong năm học.
Công việc có thể được trả lương hoặc không, nếu thực tập không lương thường được tính tín chỉ trong chương trình học, và nhà trường sẽ phối hợp với nhà tuyển dụng để không ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên.
Sinh viên có thể tham gia  cùng lúc nhiều khóa Internship với nhiều nhà tuyển dụng với các chuyên ngành khác nhau.

4.Chương trình CO-OP:

Co-operative  education programs là chương trình kết hợp song song giữa việc học Cao đẳng, Đại học cùng với việc làm có lương theo đúng ngành nghề mà sinh viên đang theo học với những ưu điểm sau:
– Co-op thường được xây dựng dựa trên một lịch trình cụ thể với mục đích cân bằng kinh nghiệm làm việc với giáo trình giảng dạy của chuyên ngành mà bạn chọn.
– Co-op thường kéo dài theo năm, do đó, bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn khi tham gia một khóa thực tập theo dạng Internship hoặc Externship

Đối với chương trình CO-OP cho phép sinh viên tạm dừng khóa học ở trường để trải nghiệm công việc từ 03 tháng đến 01 năm tùy theo khóa học và yêu cầu của chương trình.

Biên tập viên: Phạm Phụng

Đọc thêm: Cần chuẩn bị gì trước khi du học

Hotline: 0913456426
Zalo
Hotline