NHỮNG LỢI ÍCH TO LỚN CỦA VIỆC HỌC DEBATE

Tranh luận (debate) là 1 một quá trình thảo luận có tổ chức về một chủ đề cụ thể. Trong một buổi debate, 2 bên (và chỉ 2 bên) lần lượt đưa ra các luận điểm để ỦNG HỘ hoặc PHẢN ĐỐI chủ đề được đưa ra.

Tranh luận, nói đơn giản, là một cuộc bàn cãi để tìm hiểu về phải trái, đúng sai giữa các bên. Nhưng điều đó không có nghĩa là một cuộc đấu khẩu chửi bới không luật lệ giữa các bên vốn có niềm tin vững chắc vào quan điểm riêng của mình. Hoàn toàn trái ngược, một buổi debate có những quy tắc nghiêm ngặt và các kỹ năng tranh cãi khá phức tạp; và đôi khi bạn phải đứng vào vị trí phản đối điều mà ngày thường bạn vẫn luôn tin tưởng là đúng.

Tranh luận là quá trình sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ nhờ thu thập, phân tích xử lý thông tin nhằm mục đích bày tỏ và bảo vệ quan điểm cá nhân, đồng thời thuyết phục người nghe tin vào những lập luận đó. Hãy xem việc học debate sẽ giúp ích gì cho các bạn học sinh.

I. HIỂU DEBATE LÀ GÌ ?

Debate là gì? Debate được hiểu theo nghĩa tiếng việt là tranh biện, tranh luận tức là quá trình tăng thêm về tư duy phản biện cùng khả năng biểu đạt thông qua một loạt các bước như thu thập, sắp xếp, đối đáp, phân tích về một nguồn thông tin. Để từ đó có thể đưa ra những biện pháp tốt nhất cho sự giải quyết mọi khúc mắc và mâu thuẫn xung đột giữa các cá nhân, tập thể nào đó.

Tất nhiên rằng trong những cuộc tranh luận này chúng ta không phải luôn tìm đến cái kết quả là đúng hay sai mà cùng nhau tìm ra chung một đích đến, hướng đi mới cho tất cả mọi người cùng hướng đến. Và mục đích chính là làm sao có một kết quả tốt nhất và xem ai là người đã đưa ra đưa được sáng kiến tốt nhất.

Trong những cuộc debate này sẽ luôn tồn tại một người được gọi là trung lập cùng với sự thấu hiểu về cuộc sống, cùng với tư duy phản biện tốt để thu thập thông tin và đưa ra một hướng đi chung. Thúc đẩy cho chính những thành viên tạo ra nhóm tạo nên sự xuất sắc sau mỗi cuộc tranh luận đó, tăng thêm về kỹ năng mềm.

Và điều cần phải rèn luyện chính bản thân để tạo nên sự sáng tạo hơn nữa để sự tranh biện này diễn ra hàng ngày cùng sự tạo ra nhiều hơn về các lợi ích.

+ Giúp bản thân bạn có một những quan điểm rõ ràng hơn, có các bằng chứng tạo nên sự phù hợp hay liên kết giữa các thành viên trong nhóm.

+ Tạo lập ra những mức về đánh giá, phân tích, hoặc việc so sánh theo chiều sâu hơn để chỉ ra điều thiếu, khắc phục khó khăn qua nhiều biện pháp.

Debate là gì?

II. PHÂN BIỆT GIỮA TRANH LUẬN VÀ TRANH CÃI

Cho đến bây giờ thì rất nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về debate là gì và tranh cãi là gì nên đôi khi mọi người vẫn lầm tưởng rằng hai điều này là một và khi bản thân đang tranh cãi nhưng vẫn nghĩ là tranh biện (debate).

Tranh luận và tranh cãi là hai thuật ngữ dùng để thể hiện thiện ý nói nhưng lại khác nhau hoàn toàn mục đích hướng tới nền cần tìm hiểu thật kỹ để tránh sự nhầm lẫn.

+ Tranh luận

Đây là hình thức sử dụng trên phương diện dùng lý luận để diễn giải ý nói của mình và khi tranh biện thì dù lý luận của mình kém hơn người khác thì bản thân có thể hiểu và chấp nhận lý luận được cho là tốt hơn mình đó. Để từ đó tạo nên một sự kết hợp hướng theo lối đi một tư duy chung cùng tìm ra những điểm cần phát huy và điểm cần hạn chế sau này.

Hình thức này thì sẽ luôn có sự hiểu sâu hơn và lựa chọn theo cái đúng tạo nên một mục đích chung để cùng hướng tới không tồn tại về thắng thua. Mà tại đây chỉ chú trọng đẩy mạnh về điểm mạnh và giảm bớt về những điểm yếu tạo nên tập thể vững mạnh nhất. Sự vận dụng về trí óc và sự sáng tạo sẽ luôn được đề cao.

+ Tranh cãi

Với tranh cãi thì có thể hiểu đơn giản là sử dụng cái lý luận chỉ để bảo vệ cho cái tôi của bản thân, đề cao hơn cái gọi là “bản ngã” luôn nhắm tới sự hơn thua, thắng hay bại.

III. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC DEBATE

1. Nâng cao tư duy phản biện

Mặc dù bạn sẽ không phải tham gia tranh luận thường xuyên, nhưng rất có thể bạn sẽ thường gặp những bất đồng nhỏ hay những quan điểm trái chiều trong cuộc sống hàng ngày. Tranh luận thay vì cãi vã sẽ giúp bạn tháo gỡ những khúc mắc hay những xung đột không đáng có. Hãy lùi một bước và lựa chọn ngôn từ một cách khôn ngoan sẽ giúp bạn tránh được rắc rối không đáng có.

Debate giúp bạn phát triển tư duy phản biện, khả năng đưa ra những lập luận hợp lý và suy nghĩ thấu đáo bên cạnh việc đặt ra những câu hỏi về tính xác thực của những kết luận. Tư duy phản biện sẽ khiến bạn tò mò về những vấn đề trong cuộc sống mà khi vẫn giữ được chính kiến và thái độ chuẩn mực để đặt ra những câu hỏi về những vấn đề đó. Debate cũng sẽ giúp bạn trở nên khiêm tốn hơn! Hãy ghi nhớ rằng bạn không phải lúc nào cũng đúng!

2. Diễn đạt suy nghĩ của bạn

Bạn có từng cảm nhận rằng bạn không thể diễn đạt suy nghĩ của mình ra bằng lời. Debate có thể giúp bạn giải quyết vấn đề không chỉ diễn đạt đầy đủ suy nghĩ mà củng cố lập luận để thuyết phục người nghe trong nhiều chủ đề khác nhau: từ những phương trình toán học phức tạp đến cốt truyện của cuốn sách yêu thích của bạn. Debate giúp bạn xác định đối tượng nghe để chọn ngôn từ giải thích phù hợp.

Trong một buổi debate những người tham gia debate cần nắm bắt các thông tin và ghi chú những quan điểm của các cá nhân/nhóm khác. Để nắm bắt và chỉ ra những lỗ hổng trong những quan điểm đó. Quá trình này sẽ rèn luyện kỹ năng lắng nghe và ghi chú thông tin cực kỳ hiệu qu

3. Nâng cao khả năng ghi nhớ, giữ đúng chuẩn mực

Trong bất kỳ cuộc tranh biện nào cho dù bạn cho bạn có không đồng ý với quan điểm đó thì thái độ cũng vô cùng quan trọng: hãy giữ bình tĩnh và duy trì giao tiếp bằng ánh mắt đã được chứng minh là những kỹ thuật tranh biện vô cùng hiệu quả. Một người tranh luận tốt sẽ ghi nhớ tất cả những điều này ngoài các yếu tố cốt lõi họ có được thông qua giáo dục (đọc và tìm nguồn tư liệu, soạn thảo bài phát biểu, nói một cách tự tin và biết lắng nghe) – hữu ích cả trong và ngoài lớp học

Việc Debate về một vấn đề nào đó trong học tập giúp trẻ ghi nhớ kiến thức đó lâu hơn nhờ quá trình tự tìm hiểu sâu về vấn đề và tranh luận về các quan điểm trái chiều.

4. Trở thành một người hiểu biết rộng, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm

Debate giúp bạn hình thành tư duy sáng tạo, luôn tìm tòi và khai thác lỗ hổng trong những lập luận của người khác để tạo lợi thế phản biện lại quan điểm đối lập. Xây dựng cho bản thân hiểu biết rộng về nhiều vấn đề để trả lời những câu hỏi và những nhận xét từ người khác là những yêu cầu cần thiết để tranh biện thành công. Sự lưỡng lự sẽ làm bạn tốn thời gian một cách vô ích. Trên thực tế hiểu biết rộng sẽ giúp bạn luôn vững vàng trước mọi thử thách trong cuộc sống nhất là trong những hoàn cảnh bạn cần đưa ra những quyết định nhanh chóng và dứt khoát.

Chúng ta có thể dễ dàng để nhận thấy những người có tham gia debate thường có sở hữu kỹ năng làm việc nhóm cực tốt do đặc thù về “teamwork” của các buổi debate!

5. Giải quyết xung đột

Debate giúp bạn luôn tập trung vào vấn đề mà bạn đang tranh biện, thông qua những buổi tranh biện bạn sẽ học được cách chấp nhận sai lầm của bản thân, điều này cũng vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Chấp nhận sai lầm của bản thân và thuyết phục được người nghe một cách lịch sự sẽ giúp xóa bỏ những xung đột không đáng có trong cuộc sống.

6. Kiểm soát cảm xúc của bản thân, cải thiện kỹ năng thuyết trình,  hình thành phong thái đĩnh đạc trước đám đông

Thông qua những buổi debate sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc của bản thân tốt hơn, giúp bạn luôn sáng suốt khi đối mặt với những thử thách khó khăn bạn gặp phải trong cuộc sống. Kỹ năng này không dễ để thành thục nhưng có thể rèn luyện một cách dễ dàng nhờ debate!

Trong một buổi Debate trẻ cần phải thuyết phục mọi người đồng ý với quan điểm, lí luận của trẻ. Điều này giúp các em hình thành phong thái tự tin, đĩnh đạc trước đám đông và nâng cao kỹ năng thuyết trình của bản thân

7. Xây dựng tư duy logic 

Trong debate, bạn cần xây dựng bài phát biểu/phản biện của mình một cách khoa học, logic, bài bản để thuyết phục người nghe với đối thủ. Việc phân tích vấn đề một cách thận trọng và khoa học sẽ giúp bạn vượt qua mọi thử thách đơn giản hơn.

8. Nâng cao tự tin, mở rộng tầm nhìn của bản thân

Khi tham gia 1 buổi debate cho dù luận điểm bạn có đúng hay sai nhưng diễn giải và tranh biện cho quan điểm trước đám đông cũng giúp bạn mạnh dạn hơn tự tin trong cuộc sống. Thành thục kỹ năng diễn thuyết trước đám đông cũng là những lợi ích mà debate mang lại cho bạn, là hành trang quan trọng để thành công hơn trong sự nghiệp và cuộc sống trong hiện tại và tương lai.

Khi tham gia debate về một vấn đề mới đòi hỏi bạn phải đào sâu tìm hiểu vấn đề từ nhiều góc nhìn khác nhau để tìm ra được lập luận phù hợp cho quan điểm của bạn về vấn đề đó. Khi bạn tìm hiểu sâu hơn về một vấn đề bạn cũng sẽ nhận ra nhiều kiến thức và góc nhìn mới mẻ mà trước đây bạn chưa từng nhận ra.

9. Mang lại niềm vui

Debate đem lại rất nhiều niềm vui và là một hoạt động giải trí lành mạnh

Tóm lại debate là gì? Qua đó chúng ta có thể rất dễ dàng nhận thấy, tranh biện (debate) sẽ giúp chúng ta tiến bộ hơn, có tư duy phản biện tạo nên sự gắn kết còn với tranh cãi sẽ tạo sự yếu kém, tụi lùi và xa lánh hơn với tập thể.