XẾP HẠNG ĐẠI HỌC MỸ NHƯ THẾ NÀO? TIÊU CHÍ XẾP HẠNG VÀ CÁC BẢNG XẾP HẠNG ĐẠI HỌC MỸ UY TÍN HIỆN NAY

  • Trang chủ
  • TIN TỨC DU HỌC
  • XẾP HẠNG ĐẠI HỌC MỸ NHƯ THẾ NÀO? TIÊU CHÍ XẾP HẠNG VÀ CÁC BẢNG XẾP HẠNG ĐẠI HỌC MỸ UY TÍN HIỆN NAY

Bên cạnh việc kiểm tra về vị trí địa lý, cơ sở vật chất cũng như học phí của các cơ sở giáo dục thì việc tham khảo các bảng xếp hạng (ranking) cũng rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định đăng ký nhập học. Nếu như được học tại các trường có xếp hạng cao và uy tín thì sẽ đảm bảo cho bạn trong việc bằng cấp sẽ được công nhận cũng như có được những công việc làm mơ ước trong tương lai. Vậy thì những tiêu chí nào để đánh giá cũng như xếp loại các trường Đại học? Hiện nay đã có những bảng xếp hạng học thuật uy tín nào tại Mỹ? Cùng Việt Nam Hiếu Học tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Những tiêu chí đánh giá bảng xếp hạng Đại học Mỹ

Để có thể hiểu đúng bảng xếp hạng, Việt Nam Hiếu Học hướng dẫn các tiêu chí đánh giá như sau:

Kết quả – Outcomes (35%)

Kết quả này bao gồm:

  • Tỷ lệ tốt nghiệp và ở lại – Graduation and retention rate (22%)
  • Kết quả tốt nghiệp – Graduation performance (8%)
  • Độ cầu tiến – Social mobility (5%)

Nguồn lực của khoa – Faculty resource (20%)

Bao gồm 5 yếu tố như sau:

  • Kích cỡ lớp học – Class size (8%)
  • Lương của giảng viên – Faculty salary (7%)
  • Trình độ giảng viên (3%)
  • Tỷ lệ học sinh/giảng viên (1%)
  • Tỷ lệ giảng viên toàn thời gian (1%)

Ý kiến từ chuyên gia – Expert Opinion (20%)

  • Ý kiến từ giảng viên – Peer Assessment (15%)
  • Ý kiến tư vấn – High school counselor (5%)

Danh tiếng học thuật của trường cũng chính là một trong những tiêu chí tham khảo quan trọng bởi vì nó góp phần thể hiện được nhiều điểm có thể dễ dàng bị bỏ sót. Mỗi trường sẽ được đánh giá bởi những học giả hàng đầu như trưởng phòng tuyển sinh, hiệu trưởng, những người đứng đầu trong ban lãnh đạo từ hệ thống các trường khác.

Nguồn lực tài chính – Financial Resource (10%)

Chỉ tiêu này thường được đo lường dựa trên mức chi tiêu trung bình của sinh viên tại trường cho các hoạt động liên quan đến giáo dục chẳng hạn như giảng dạy, nghiên cứu và không bao gồm các chi phí cho các hoạt động khác như thể thao, ký túc xá và y tế.

Trình độ sinh viên – Student excellent (10%)

  • SAT (7.75%)
  • High school class standing (2.25%)

Mặt bằng chung trình độ của sinh viên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những quy trình xét tuyển đầu vào hàng năm. Nếu sinh viên đạt điểm trung bình môn học và có điểm chứng chỉ chuẩn hóa cao thì sẽ có nhiều khả năng học tốt các môn học khó ở bậc Đại học.

Đóng góp từ cựu sinh viên (5%)

Đây là phần trăm của những cựu sinh viên đóng góp dành tặng cho trường cũ. Bởi vì nguồn đóng góp thể hiện được mức độ hài lòng và gắn kết của những cựu sinh viên sau tốt nghiệp đối với ngôi trường mình từng theo học. Bảng xếp hạng trên chủ yếu đánh giá về kết quả đầu ra cũng như những nguồn lực của khoa. Điều này được xem là hoàn toàn hợp lý trong việc giúp bạn lựa chọn những ngôi trường tốt nhất để có thể trang bị đầy đủ kiến thức cho con em.

Một số bảng xếp hạng trường Đại học uy tín tại Mỹ 

 

Bảng xếp hạng các trường Đại học của U.S News

Được phát hành từ năm 1983 bởi US and World News, bảng xếp hạng này được công nhận rộng rãi là bảng xếp hạng có ảnh hưởng lớn nhất đến các trường Đại học tại Mỹ. Một số tiêu chí để xếp hạng có thể kể đến như:

  • Đánh giá ngang hàng: Một cuộc khảo sát đánh giá về danh tiếng của trường được thực hiện giữa những học giả hàng đầu như  trưởng phòng tuyển sinh, hiệu trưởng, những người đứng đầu trong ban lãnh đạo từ hệ thống các trường khác.
  • Đánh giá từ các tổ chức tư vấn: Một cuộc khảo sát được thực hiện giữa 1.800 tổ chức tư vấn giáo dục để đánh giá các trường Đại học khác nhau.
  • Tỷ lệ sinh viên tiếp tục theo học: Bao gồm tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên trong vòng 6 năm và tỷ lệ sinh viên năm nhất vẫn tiếp tục đi học.
  • Cơ sở vật chất: Bao gồm sĩ số lớp trung bình, lương của giảng viên, trình độ học vấn của giảng viên, tỷ lệ sinh viên/giảng viên và tỷ lệ giảng viên làm việc toàn thời gian.
  • Trình độ của sinh viên: Bao gồm điểm thi quy chuẩn và tỷ lệ sinh viên theo học có điểm cao tại bậc phổ thông.
  • Các nguồn tài chính: Dựa theo chi phí theo đầu người cho mỗi sinh viên; Lương của sinh viên sau khi tốt nghiệp và tỷ lệ cựu sinh viên về đóng góp cho trường.

The Washington Monthly

Được thành lập từ năm 1869, Tạp chí này đã bắt đầu xuất bản các nghiên cứu về các trường Đại học và Cao đẳng từ năm 2005 và họ công bố kết quả hằng năm. Các tổ chức giáo dục sẽ được đánh giá và xếp hạng dựa trên các đóng góp của trường cho cộng đồng xét theo 3 tiêu chí như sau:

  • Độ cầu tiến – Social mobility: Tình hình tuyển sinh và tốt nghiệp của các sinh viên có thu nhập thấp
  • Các nghiên cứu: Có những chương trình học bổng và nghiên cứu tiến sĩ (PhD) xuất sắc
  • Khả năng đóng góp: Khuyến khích sinh viên có thể làm gì đó để xây dựng cho đất nước của họ

Báo cáo của Hội đồng Ủy thác và Cựu sinh viên Mỹ

Hội đồng Uỷ thác Mỹ là một tổ chức phi lợi nhuận mang sứ mệnh ủng hộ giáo dục toàn diện và tư duy phản biện. Do đó, những tiêu chí đánh giá của tổ chức trên dựa trên 7 nhóm môn học nhằm đánh giá kết quả của một chương trình học tại một tổ chức giáo dục. Các nhóm của môn học này bao gồm:

  • Writing (Lớp dạy kỹ năng viết ở bậc Đại học chú trọng vào mặt ngữ pháp, văn phong, sự mạch lạc và lập luận).
  • Văn học
  • Ngoại ngữ (Thành thạo ở mức độ trung cấp)
  • Chính phủ Mỹ hoặc Lịch sử
  • Kinh tế học (Các nguyên tắc kinh tế cơ bản, những khóa học cơ bản về kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô).
  • Toán học
  • Khoa học tự nhiên và Vật lý

Princeton Review

Princeton Review là một công ty tư vấn có trụ sở tại Mỹ chuyên tổ chức các lớp luyện thi những kỳ thi tiêu chuẩn và tư vấn tuyển sinh. Hàng năm, họ sẽ xuất bản sách với tiêu đề “Những trường Đại học tốt nhất tại Mỹ” với một số tiêu chí đánh giá của báo cáo như sau:

  • Những yếu tố về giảng dạy như chất lượng sinh viên thông qua các tiêu chí tuyển sinh cũng như việc xếp hạng sinh viên và kinh nghiệm họ có được trong quá trình học tập.
  • Chi phí sinh viên bỏ ra cho việc học: Các yếu tố bao gồm học phí, phòng ban và các loại chi phí khác. Đối với các trường công lập, báo cáo sẽ sử dụng các dữ liệu học phí theo bang.
  • Những yếu tố về hỗ trợ tài chính bao gồm phần trăm tài trợ trung bình (các giải thưởng, học bổng) mà sinh viên có thể được nhận, tỷ lệ phần trăm sinh viên Đại học vay tiền ngân hàng để trả học phí và mức nợ trung bình của các sinh viên này.

Shanghai Rankings

The Academic Ranking of World Universities (ARWU) được xuất bản lần đầu tại Đại học Shanghai năm 2003 đã trở thành “bảng xếp hạng được sử dụng rộng rãi nhất hàng năm về các trường Đại học mạnh về nghiên cứu”. Hơn 1000 trường Đại học được ARWU xếp hạng hàng năm và 500 trường hàng đầu được công bố trên trang web.

Bảng xếp hạng này sử dụng các tiêu chí đánh giá như sau:

  • Số lượng cựu sinh viên và giảng viên đoạt được giải Nobel hoặc giải thưởng Fields.
  • Số lượng các bài nghiên cứu được trích dẫn lại, được chọn bởi Thomson Scientific Number dựa trên số lượng bài nghiên cứu được xuất bản trên các tạp chí Khoa học.
  • Số lượng bài nghiên cứu được đưa vào thư mục Science Citation Index
  • Kết quả hoạt động theo đầu người tương ứng với quy mô trường học
  • Thư mục Mở rộng về Khoa học xã hội

Tạm kết

Trên đây là những tiêu chí xếp hạng trường đại học tại Mỹ và một số bảng xếp hạng uy tín bạn nên tham khảo để lựa chọn trường phù hợp với năng lực và nhu cầu của bản thân. Việt Nam Hiếu Học hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về trường học tại Mỹ, cũng như tìm được đúng định hướng cho bản thân. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về du học Mỹ, hãy liên hệ ngay với Việt Nam Hiếu Học để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

VIỆT NAM HIẾU HỌC