KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN DU HỌC MỸ ĐẢM BẢO TỶ LỆ THÀNH CÔNG CAO

Một sinh viên quốc tế muốn vào Hoa Kỳ cần phải có tư cách sinh viên, có thể đạt được điều đó bằng cách xin visa F1 hoặc M1. Trong đó, thị thực F1 là thị thực phổ biến hơn. Để xin được visa F1, sinh viên phải vượt qua buổi phỏng vấn visa quan trọng. Hãy tham khảo những kinh nghiệm Việt Nam Hiếu Học tổng hợp dưới đây để có một buổi phỏng vấn visa thành công.

I. NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ PHỎNG VẤN VISA DU HỌC MỸ

Trước hết có 1 số hiểu lầm làm ảnh hưởng tâm lý của bạn trước buổi phỏng vấn. Hãy đảm bảo loại bỏ những lầm tưởng sau đây:

  • Có học lực cao mới được xem xét visa

Nếu bạn cho rằng chỉ những sinh viên có thành tích học tập giỏi mới được cấp thị thực F1 – đây là điều không đúng.

Các viên chức thị thực sẽ xem xét cách tiếp cận của bạn dựa trên mong muốn theo đuổi khóa học ở Hoa Kỳ. Trong ý đó, các khía cạnh về tài chính, lý lịch, quan điểm, định hướng không rõ ràng thì họ sẽ không xem xét dù bạn học giỏi như thế nào.

  • Cần có trình độ tiếng Anh để được cấp thị thực

Không chính xác. Kết quả học tập và điểm số sẽ nói lên kỹ năng ngôn ngữ của bạn. Nhân viên cấp thị thực cũng xem xét tính trung thực của bạn dựa trên hồ sơ của bạn. Bạn có thể chọn phỏng vấn bằng tiếng Việt hoặc Tiếng Anh nhưng tốt nhất là bằng Tiếng Anh.

  • Nhân viên xuất nhập cảnh cố gắng gây khó khăn

Bạn có thể nghe nói ở đâu đó là nhân viên thị thực tìm mọi cách có thể để từ chối cấp thị thực, điều này thực tế không đúng! Hãy hiểu bản chất công việc của họ là đặt câu hỏi cho bạn và tìm hiểu sự thật.

  • Chỉ có số lượng visa giới hạn được cấp

Không có giới hạn về số lượng thị thực được cấp. Việc cấp hoàn toàn phụ thuộc vào sự đánh giá, xem xét của nhân viên thị thực, hãy tin vào kinh nghiệm của họ, nếu không có vấn đề gì, thị thực sinh viên sẽ được cấp.

  • Du học là con đường để định cư ở Mỹ

Mục tiêu duy nhất của bạn là đạt được trình độ học vấn và kỹ năng khi theo đuổi bằng cấp ở Hoa Kỳ. Nếu bạn thể hiện sự háo hức được định cư tại Hoa Kỳ sau khi học xong, nhân viên cấp thị thực sẽ từ chối đơn đăng ký của bạn. Hãy luôn nhớ rằng bạn đã nộp đơn xin thị thực du học chứ không phải Thẻ Xanh. Vì vậy hãy chuẩn bị các câu trả lời cho phù hợp.

  • Sẽ không có những câu hỏi quá đơn giản

Đơn giản kiểu:” Gia đình bạn có bao nhiêu thành viên”. Bạn nghĩ rằng hồ sơ đã thể hiện hết thì họ hỏi để làm gì? không phải vậy, những câu hỏi đơn giản là để chứng thực hồ sơ của bạn là hoàn toàn khớp với thực tế những gì bạn biết. Hãy hiểu rằng, viên chức thị thực có thể hỏi bất cứ câu hỏi nào dù là đơn giản nhất.

II. KINH NGHIỆM TRẢ LỜI PHỎNG VẤN XIN VISA DU HỌC MỸ

1. Luyện lập phỏng vấn trước các câu hỏi

Việc luyện tập trả lời trước các câu hỏi sẽ giúp bạn tự tin giống như bạn đã thuộc bài trước khi đi thi vậy. Nhưng, đừng rập khuôn thuộc lòng, chỉ cần đảm bảo nhớ ý trả lời.

Ngoài ra, việc luyện tập giúp bạn điều chỉnh giọng nói, ngữ điệu, phát âm. Tốt nhất nên luyện tập cùng người thân hoặc chuyên gia có kinh nghiệm. Những lời khuyên khi luyện tập sẽ giúp bạn điều chỉnh sớm những lỗi có thể có.

2. Ngắn gọn, rõ ràng

Số lượng người phỏng vấn khá đông nên thời gian phỏng vấn mỗi người sẽ không nhiều. Viên chức thị thực cũng cần đưa ra quyết định nhanh chóng. Vì vậy, bạn hãy ngắn gọn, rõ ràng và tạo ấn tượng tốt với họ.

Đừng cố diễn giải, hãy đảm bảo đủ ý, ngắn gọn, rõ ràng đúng vào trọng tâm. Không nên đưa quá nhiều thông tin giải thích hoặc chứng minh.

3. Tinh thần thoải mái, thân thiện

Bạn khó tránh khỏi hồi hộp, có thể hơi run. Đầu tiên hãy hít thở thật sâu, thả lỏng cơ thể. Hãy hình dung đây là một buổi nói chuyện về kế hoạch học tập của bạn với nhân viên thị thực. Viên chức thị thực có nhiệm vụ tìm hiểu về kế hoạch của bạn, hãy giúp đỡ họ hoàn thành tốt công việc của họ. Hãy nở nụ cười tươi và tạo cảm giác thân thiện khi gặp người phỏng vấn.

4. Giao tiếp bằng mắt với người phỏng vấn

Sự chân thành và tự tin nằm ở điều này. Hãy đảm bảo rằng ánh mắt của bạn giao tiếp với người phỏng vấn. Thậm chí, điều này cho thấy bạn hào hứng và sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi. Ngoài ra, điều này cũng thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện.

Tuyệt đối tránh cầm điện thoại, nhìn điện thoại, quay bút, cầm vật nào đó trên tay hoặc nhìn xung quanh khi phỏng vấn.

5. Trang phục, tác phong phù hợp

Trang phục chỉ cần đảm bảo gọn gàng, lịch sự. Không nên mặc đồ màu sắc lòe loẹt, rườm rà hoặc quá sành điệu. Trang phục và tác phong trang nhã, đơn giản, lịch thiệp để sự tập trung dồn hoàn toàn vào nội dung buổi phỏng vấn.

Hãy ngồi thẳng lưng, tay đặt lên nhau, hướng cơ thể vào người phỏng vấn.

6. Giữ gìn sức khỏe tốt

Hãy ngủ đủ trong thời gian trước ngày phỏng vấn. Tránh ăn, uống những thứ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn trong buổi phỏng vấn. Giả sử bạn nghĩ rằng uống café sẽ tỉnh táo, linh hoạt hơn nhưng vì bạn ít khi uống café dẫn tới cơ thể bạn có thể bị say hoặc buồn ngủ.

III. NHỮNG NHÓM CÂU HỎI KHI PHỎNG VẤN VISA DU HỌC MỸ

1. Nhóm câu hỏi về cá nhân

a. Các câu hỏi ví dụ:

– Please introduce yourself! (Bạn hãy tự giới thiệu về bản thân mình!)

– Why are you here today? (Tại sao hôm nay bạn ở đây?)

– How many people are there in your family? (Gia đình của bạn có bao nhiêu thành viên?).

b. Gợi ý trả lời:

Hãy đảm bảo rằng tất cả những gì bạn trả lời phải khớp với hồ sơ của bạn. Tức là bạn cần nắm chắc về thông tin hồ sơ của mình. Giả sử họ hỏi bố bạn sinh năm bao nhiêu? Hãy hiểu rằng câu trả lời là năm sinh trên giấy tờ của bố bạn. Bạn hãy trả lời chắc chắn, dứt khoát về các câu hỏi cá nhân.

2. Nhóm câu hỏi về học tập và kế hoạch học tập

a. Các câu hỏi ví dụ:

– Do you do well at school? What was your previous GPA?  (Bạn học tập tốt chứ? Điểm GPA của bạn bao nhiêu?).

– Why did you choose this major? (Tại sao bạn chọn học chuyên ngành này?).

– What are the university’s requirements for applicants? (Trường bạn chọn có những yêu cầu nhập học gì?).

– Why not study in Canada, Australia or the UK? (Tại sao bạn không chọn đi du học tại Canada, Australia hay UK?).

– Tell me the reasons why you chose this school?  Why don’t you choose another school to study? (Hãy cho chúng tôi biết lý do mà bạn chọn học tại ngôi trường này mà không phải trường khác?).

b. Gợi ý trả lời:

  • Nền giáo dục Mỹ có nhiều trường đại học Mỹ nằm trong top 1000 trường Đại học tốt nhất thế giới. Nền giáo dục Mỹ tạo ra nhiều thiên tài, nhà bác học đạt giải Nobel và những Chính trị gia, Tỉ phú nổi tiếng thế giới. Tôi tin rằng, Du học Mỹ là cơ hội giáo dục tốt nhất để phát triển bản thân. Hãy lưu ý các dữ kiện bạn phải có sẵn trong đầu khi được hỏi chi tiết hơn nhé.
  • Tôi mong muốn được học ngành này, nhưng ở trong nước tôi, ngành này thực sự chưa có nơi nào đạo tạo tốt hoặc không có nơi nào đào tạo.
  • Tôi mong muốn bản thân trở thành người có nhiều kỹ năng thực tế và năng động. Khi tìm hiểu về Mỹ, tôi thấy rằng nền giáo dục Mỹ coi trọng tính thực tiễn và đồng thời tôn trọng cá ý tưởng sáng tạo của mỗi cá nhân. Đây sẽ là môi trường tốt để tôi trở nên năng động và tự tin hơn.
  • Tôi chọn học trường này vì họ xếp trong top 100 trường tốt nhất lĩnh vực mà tôi theo học. Hoặc bạn có thể nói về mức học phí thấp, so sánh với các trường khác. Hoặc trường có những Giáo sư, Thiên tài nổi tiếng trong lĩnh vực bạn học. Nói chung có rất nhiều câu hỏi về Trường bạn sẽ học, bạn nên nắm được hết các thông tin về trường đó (ngày nhập học, đồng phục, ký túc xá, giáo sư…). Nói chung bạn phải cho họ thấy bạn đã tìm hiểu kỹ về nơi bạn sẽ học.

3. Nhóm câu hỏi về tài chính

a. Câu hỏi ví dụ:

– What is your family’s monthly income? (Thu nhập của gia đình bạn hiện nay?)

– Do your family own any saving books/properties? (Gia đình bạn có sở hữu sổ tiết kiệm/bất động sản nào không?

b. Gợi ý trả lời:

  • Hãy trả lời một cách chính xác về khả năng tài chính của gia đình bạn. Tin tin về tài chính là bắt buộc để có thể du học Mỹ. Ở đây, hãy nhớ thông tin tài chính bạn nói cũng phải khớp với hồ sơ của bạn.

4. Nhóm câu hỏi về kế hoạch sau tốt nghiệp

a. Câu hỏi ví dụ:

– Will you return Vietnam when you finish studying? (Sau khi học xong bạn sẽ quay về Việt Nam chứ?).

– Do you have a career in mind after you graduate? (Bạn có dự định làm gì sau khi tốt nghiệp?).

– How can you prove that you will return Vietnam? (Bạn làm sao chứng minh học xong sẽ quay về Việt Nam?).

– What do you want to become after graduation? (Bạn muốn trở nên như thế nào sau khi học xong?).

– Do you intend to work in the US? (Bạn có ý định làm việc tại Mỹ hay không?).

b. Gợi ý trả lời:

  • Khẳng định rằng bạn học xong sẽ quay về nước
  • Tại Việt Nam bạn có nhiều người thân
  • Khả năng tài chính của gia đình bạn đủ khả năng cho bạn du học tại Mỹ, bạn không phải sang Mỹ để đi tìm việc.

IV. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ TRƯỢT PHỎNG VẤN VISA DU HỌC MỸ

1. Thiếu hiểu biết về nền giáo dục Mỹ

Bạn cần tìm hiểu kỹ về nền giáo dục Mỹ, việc thiếu hiểu biết này có thể bị nhân viên thị thực đánh giá mục đích du học của bạn. Tỉ lệ từ chối là gần như 100%.

2. Động cơ du học thiếu thuyết phục

Nếu bạn trả lời rằng bạn du học Mỹ vì có người thân bên Mỹ hoặc chọn trường học gần nhà người thân. Điều này tạo cảm giác với nhân viên thị thực là bạn đang di cư hơn là mục tiêu học tập. Tỉ lệ bị từ chối là rất cao.

3. Sự phù hợp của lộ trình học

Bạn cần lựa chọn khóa học, trường học, lộ trình học, chi phí học tập phù hợp với khả năng của bản thân và gia đình. Nếu nó bị thiếu thực tế, nhân viên thị thực có thể cho rằng bạn khó có thể thành công với định hướng đó. Điều đó thúc đẩy họ từ chối visa của bạn.

4. Thông tin không khớp hồ sơ

Nếu bạn không nắm được đầy đủ thông tin hồ sơ của mình hoặc bạn nói sai so với hồ sơ, nhân viên thị thực có thể cho rằng bạn không trung thực hoặc bạn không nghiêm túc về quyết định học tập tại Mỹ. Điều đó cũng thúc đẩy lý do để từ chối visa của bạn.

5. Lý lịch không tốt

Khi phỏng vấn visa, hồ sơ của bạn đã được đánh giá lý lịch bố mẹ, người thân, anh chị em và người bảo lãnh ở Mỹ. Nếu phát hiện lý lịch không rõ ràng, có tiền án, tiền sự, vi phạm luật pháp. Đó cũng là lý do để từ chối visa của bạn.

6. Không đủ khả năng tài chính

Hồ sơ của bạn phải đảm bảo khả năng chi trả cho toàn bộ khóa học bao gồm học phí, sinh hoạt phí và các khoản chi phí khác. Nếu hồ sơ không chứng minh được tài chính thì rất khó có thể đậu visa.

7. Mắc các lỗi khi phỏng vấn

  • Do không biết cách trả lời phỏng vấn hoặc không hiểu câu hỏi.
  • Thái độ khi trả lời không hợp tác thiếu tôn trọng
  • Phong thái rụt rè, thiếu tự tin
  • Trả lời lan man dài dòng hoặc trả lời quá ngắn, không đủ ý.

V. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Nên chọn phỏng vấn visa du học Mỹ bằng Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt?

Nếu khóa học của bạn yêu cầu IELTS hoặc TOEIC thì tốt nhất nên tham gia phỏng vấn bằng Tiếng Anh. Nếu bạn chọn khóa học có khóa Tiếng Anh tại trường thì nên chọn phỏng vấn bằng Tiếng Việt.

2. Địa chỉ phỏng vấn Du học Mỹ ở đâu?

Tùy khoảng cách từ nhà bạn, bạn có thể phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam có địa chỉ như sau:

  • Đại sứ Quán Mỹ tại Tầng 2, Tháp Vườn Hồng, Số 170 phố Ngọc Khánh, Hà Nội
  • Lãnh sứ Quán Mỹ tại Tp Hồ Chí Minh, Số 4 Lê Duẩn, Quận 1, Tp. HCM

3. Thời gian 1 cuộc phỏng vấn kéo dài bao lâu?

Rất nhanh. Chỉ từ 3 – 10 phút.

4. Sau phỏng vấn mất bao lâu thì có kết quả visa?

Nếu được chấp thuận khoảng dưới 10 ngày bạn sẽ có visa bao gồm xử lý visa 2 ngày làm việc và thời gian gửi visa về địa chỉ bạn đăng ký nhận (thường mất 3-5 ngày).

5. Nếu không may trượt phỏng vấn thì tôi có thể phỏng vấn lại được không?

Không có quy định hạn chế số lần phỏng vấn. Tùy vào lý do trượt phỏng vấn lần 1 mà bạn nên chuẩn bị kỹ hồ sơ và khả năng phỏng vấn của mình ở lần phỏng vấn lại.

6. Cách tốt nhất để tăng tỉ lệ thành công phỏng vấn visa Mỹ?

Cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hồ sơ có kinh nghiệm. Lời khuyên của họ là dựa trên rất nhiều case đã thành công.

Kết luận, trên đây là toàn bộ kinh nghiệm Phỏng vấn Visa Du học Mỹ do Việt Nam Hiếu Học tổng hợp. Nếu bạn quan tâm du học Mỹ hãy tham khảo thông tin trên các bạn nhé! Tham khảo thêm lời khuyên từ các chuyên gia tư vấn và giải quyết hồ sơ Du học Mỹ từ Việt Nam Hiếu Học các bạn nhé!