5 LỢI ÍCH KHI Ở CÙNG NGƯỜI DÂN BẢN XỨ

Chỗ ở trong thời gian du học luôn là một trong những vấn đề đau đầu nhất đối với phụ huynh và du học sinh, việc sống ở một môi trường mới và thích nghi trong suốt thời gian học tập không riêng gì Mỹ mà cả là tất cả các nước du học sinh muốn du học. Ngoài ở ký túc xá của các trường, hình thức đăng ký sinh sống cùng với gia đình người bản xứ, hay còn gọi là homestay, cũng rất phổ biến và được nhiều du học sinh lựa chọn.

Khá nhiều du học sinh cho biết nhiều trường học không có ký túc xá riêng, hoặc sinh hoạt trong ký túc xá gây bất lợi, tìm căn hộ cho thuê tốt thì vô cùng khó khăn và đắt đỏ… nên giải pháp hợp lý và an toàn nhất chính là sống chung với gia đình người dân bản xứ.

Hình thức homestay rất phổ biến với du học sinh tại Mỹ với những lợi ích sau:

1.  Trau dồi khả năng tiếng anh

Nếu bạn đang sinh sống và học tập tại nước ngoài thì sống cùng người dân bản xứ là cách hiệu quả nhất giúp bạn phát triển kỹ năng nghe nói ngoại ngữ của mình. Bạn có cơ hội sống trong một môi trường mà ngoại ngữ được sử dụng một cách tự nhiên nhất, nơi mà các thành viên luôn sẵn sàng giúp bạn sửa cách phát âm cũng như cách sử dụng ngôn từ và ngữ điệu.

Sống cùng gia đình bản xứ giúp học sinh trau dồi khả năng tiếng anh hiệu quả
Sống cùng gia đình bản xứ giúp học sinh trau dồi khả năng tiếng anh hiệu quả

2.Tìm hiểu văn hóa và phong tục tập quán

Sống cùng gia đình người bản xứ cũng có thể giúp bạn tìm hiểu, tiếp cận và hòa mình vào môi trường văn hóa mới một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bạn có mặt trong những dịp sum họp gia đình vào ngày cuối tuần, được học cách chuẩn bị những món ăn truyền thống hay cùng họ mừng đón những lễ hội văn hóa trong năm.

Một buổi dã ngoại của sinh viên cùng gia đình người bản xử
Một buổi dã ngoại của sinh viên cùng gia đình người bản xử

3. Được chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống

Thật đáng tiếc nếu bạn có dịp đến sinh sống và học tập tại một miền đất mới mà không biết mình nên đi đâu hay làm gì vào thời gian rảnh rỗi. Bạn có thể có trong tay tấm bản đồ thành phố nhưng liệu bạn có thể tìm thấy ở đó những quán bar với hương vị cafe đậm đà khó quên nhất hay những tiệm ăn mà một lần đến là một lần nhớ mãi? Bạn bối rối khi không biết phải mặc cả như thế nào hay làm sao để mua hàng với giá hợp lý nhất khi đi shopping ở miền đất mới. Bạn sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích từ những người dân bản xứ giàu kinh nghiệm.

Gia đình người Mỹ đón học sinh Việt Nam từ sân bay, sau đó đưa về nhà.
Gia đình người Mỹ đón học sinh Việt Nam từ sân bay, sau đó đưa về nhà.

4. Như một thành viên của gia đình

Trong thời gian đầu khi phải xa gia đình, bạn bè và những gì thân thuộc nhất, bạn khó có thể tránh được cảm giác cô đơn và nỗi nhớ nhà da diết. Nếu bạn có cơ hội sống cùng người dân bản xứ, bạn sẽ có cảm giác được là một thành viên trong gia đình cùng với những tình cảm đầm ấm thương yêu nhất. Họ luôn dành cho bạn sự quan tâm và chia sẻ như một người thân thiết, luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn trong khó khăn và hòa chung niềm vui với bạn.

Tổng giám đốc Tập đoàn Việt Nam Hiếu Học - Mr William Truong (ngoài cùng, bên trái) cùng tham dự buổi dã ngoại cùng học sinh và gia đình bản xứ Mỹ.
Tổng giám đốc Tập đoàn Việt Nam Hiếu Học – Mr William Truong (ngoài cùng, bên trái) cùng tham dự buổi dã ngoại cùng học sinh và gia đình bản xứ Mỹ.

5. Cơ hội kết bạn với những sinh viên quốc tế

Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn có dịp gặp gỡ, làm quen và kết bạn với những sinh viên cùng sống và học tập trong thành phố. Bạn có thể cùng họ tự tổ chức những bữa tiệc, hay những buổi picnic vào ngày cuối tuần và cùng nhau tán gẫu sẻ chia những kinh nghiệm quý báu khi học tập và sống xa gia đình. Gia đình người bản xứ sẽ giúp bạn có cơ hội gặp gỡ với bạn bè và hàng xóm của họ.

Học sinh Việt Nam Hiếu Học ở với gia đình bản xứ Mỹ
Học sinh Việt Nam Hiếu Học ở với gia đình bản xứ Mỹ

Còn gì tuyệt vời hơn khi được sống vui vẻ trong một gia đình thứ hai khi đi du học và những trải nghiệm cuộc sống bản địa sẽ giúp mình tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh và hiểu được tính cách, con người cũng như cuộc sống của người dân bản địa.

Biên tập viên: Phạm Cẩm