Trước khi đi du học tới một quốc gia, hẳn nhiên rồi bạn phải tìm hiểu kỹ càng về các lựa chọn học tập cho mình cũng như hệ thống giáo dục của quốc gia đó. Mỹ là quốc gia số 1 thế giới về giáo dục, vì thế khi tìm hiểu du học Mỹ, nắm rõ về hệ thống giáo dục Mỹ giúp bạn có lựa chọn chính xác nhất cho hành trình du học sắp tới của mình
Đối với nước ngoài, hệ thống giáo dục Mỹ dường như rất đa dạng, có quy mô lớn và thậm chí có vẻ là phức tạp. Đúng là cũng có phức tạp vì giáo dục Mỹ lại phản ánh lịch sử, văn hóa và những giá trị của 1 quốc gia tiên tiến luôn cập nhật và áp dụng những gì tốt nhất.
Sơ đồ hệ thống giáo dục Mỹ
Bậc phổ thông (tiểu học và trung học)
Tuy có nhiều mô hình khác nhau ở các bậc tiểu học và Trung học Phổ thông (THPT) nhưng nhìn chung giáo dục phổ thông bao gồm 12 năm và kết thúc ở độ tuổi 18. Học phổ thông là bắt buộc và miễn phí với công dân Mỹ khi học tại các trường công lập.
Học xong trung học, học sinh được nhận bằng tốt nghiệp trung học (High School Diploma) và có thể apply lên học tiếp ở bậc đại học/cao đẳng.
Một năm học trung học tại Mỹ khá giống như ở Việt Nam, chia 2 kỳ (semester), bắt đầu vào mùa thu, thường là đầu tháng 9 hoặc có thể từ cuối tháng 8 (tùy trường), và kéo dài đến cuối tháng 5. Nghỉ đông và năm mới cuối tháng 12. Có khá nhiều trường nhận học sinh thêm vào giữa năm, tức là vào kỳ nhập học mùa xuân.
Lưu ý đối với học sinh quốc tế học trung học tại Mỹ:
- Học sinh quốc tế nếu học trung học tại Mỹ chỉ được học 1 năm tại trường công lập.
- Không bắt buộc chứng chỉ tiếng Anh khi xin học Trung học Mỹ. Học sinh quốc tế nếu chưa đủ tiếng Anh có thể được dạy ESL, song song hoặc học riêng một thời gian trước.
Ở bậc trung học tại Mỹ không hình thành riêng hệ thống các trường phổ thông, kỹ thuật và nghề nghiệp như ở nhiều nước khác, các hướng đào tạo này chủ yếu được thể hiện ở cấu trúc chương trình đào tạo theo các môn học bắt buộc và các môn tự chọn.
Học sinh học trung học tại Mỹ có nhiều lựa chọn hơn cho việc học của mỗi cá nhân thông qua các môn tự chọn. Số môn tự chọn nhiều khi gấp đôi số môn học bắt buộc. Và cũng chính vì sự lựa chọn các môn khác nhau nên học sinh có thời khóa biểu khác nhau. Trừ trường hợp 2 học sinh cùng chọn các môn và lịch học hoàn toàn giống nhau. Đây cũng là điểm khác biệt rất rõ với học trung học tại VN.
Tập trung tới từng cá nhân trong giáo dục con người. Học sinh sẽ tự quyết định con đường học tập và theo đuổi nghề nghiệp của mình về sau thông qua lựa chọn các môn học cho mình.
Trong thời gian học trung học, học sinh Mỹ sẽ lựa chọn SAT hoặc ACT để thi lấy điểm, điểm đó được nộp khi ứng tuyển vào Đại học. Thi SAT hay ACT được gọi là các kỳ thi chuẩn hóa.
Học Trung học tại Mỹ thường tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Việc tham gia này ngoài sở thích thì cũng như là 1 nhiệm vụ. Chứng nhận hoạt động ngoại khóa làm đẹp và tăng sức mạnh bộ hồ sơ xin Đại học Mỹ, nhất là xin Học bổng
Bậc đại học
Câu hỏi trả lời trước: Học sinh Việt Nam có xin được vào đại học Mỹ không?
- Trả lời: Có. Bạn có thể xin bình thường với tấm bằng trung học Việt nam, thêm những yêu cầu đầu vào của trường đại học
Hay hiểu nhầm: Các trường đào tạo bậc Đại học tại Mỹ có thể có tên là University hoặc College, cả 2 từ này đều mang nghĩa đại học. (Chứ không phải cứ College là Cao đẳng theo quan niệm người Việt).
Theo từng tiêu chí phân loại khác nhau sẽ có những loại trường khác nhau
- Công lập vs tư thục
- NU vs LAC
- Đại học 4 năm vs Cao đẳng cộng đồng 2 năm
- Đại học thường vs Đại học chuyên ngành (ngành đặc biệt như Y, Dược)
Các điểm lưu ý trong phân loại trường
- Không quá quan trọng việc chọn trường công lập hay tư thục
- Chất lượng các trường tư tại Mỹ ngang ngửa thậm chí vượt hơn các trường công.
- Phổ biến nhất là cách phân loại 2, 3.
Trong số các trường College, có thể coi là những trường cao đẳng thực thụ (giống kiểu VN) có thể có 3 loại hình trường:
- Cao đẳng cộng đồng (Community College)
- Cao đẳng (Junior College)
- Cao đẳng kỹ thuật, nghề nghiệp (Voc/Tech Institution).
Học để lấy bằng cử nhân tại Mỹ kéo dài khoảng 4 năm và có nhiều con đường học tập trong 4 năm này để có chung 1 đầu ra là bằng cử nhân. Bằng cử nhân đầu ra có giá trị hoàn toàn giống nhau cho dù sinh viên theo học con đường nào.
Bằng cử nhân thường được gọi là Bachelor of …. Có thể là B.A: Bachelor of Arts, B.S hay B.Sc: Bachelor of Science, B.E. hay B.Eng: Engineering
Rất nhiều trường Đại học Mỹ cho phép và khuyến khích sinh viên tự thiết kế chương trình học cho mình
Điểm đặc biệt trong đào tạo chuyên ngành cử nhân của Mỹ là sinh viên thường có thể chọn 2 chuyên ngành: 1 chính 1 phụ. Cá biệt có những sinh viên chọn học hẳn 3 chuyên ngành (tốt nghiệp trễ hơn).
Việc thay đổi ngành khá dễ và được coi là chuyện bình thường, nếu bạn thay đổi sở thích và thấy năng lực phù hợp hơn thì chuyển thôi. Sinh viên thường chốt ngành học sau năm 1. Nếu sinh viên ở năm 3 mà vẫn muốn chuyển.. thì cũng được. Tuy nhiên những học thêm môn sinh viên sẽ phải chịu chi phí
Vị trí các trường Cao đẳng cộng đồng trong giáo dục bậc Đại học tại Mỹ
Sinh viên học các trường cao đẳng cộng đồng 2 năm ra trường được cấp bằng Associate Degree hoặc Chứng chỉ cao đẳng để ra đi làm. Thông thường nhất sẽ là học lấy Associate Degree 2 năm, sau đó chuyển tiếp lên năm 3 ở một trường đại học khác để lấy bằng cử nhân. Đây là cách học 2+2 với ưu điểm vừa tiết kiệm chi phí vừa dễ qua được yêu cầu đầu vào. Tuy nhiên trên thực tế, với các học sinh Việt nam thì hay bị trượt Visa. Đây chỉ là con số thống kê chứ không có quy định hay ngăn chặn nào từ Lãnh Sự Quán Mỹ khi xét Visa
Cũng có những sinh viên lựa chọn Chứng chỉ 2 năm cao đẳng ở trường cao đẳng cộng đồng để đi làm như một kỹ thuật viên hay một kỹ sư thực hành. Chứng chỉ này ít gặp.
Bậc thạc sĩ và sau đại học
Những sinh viên chọn chu kỳ học dài hạn thì trước hết phải qua chương trình 4 năm đại học (Undergraduate University) được cấp bằng cử nhân (Bacholor of …), học tiếp 2 năm chuyên ngành (Graduate University) để có bằng cao học (Master MA/MS), sau đó học tiếp để có bằng cấp cao nhất là bằng tiến sĩ chuyên ngành – Doctor of phylosophy (PhD).
Học Thạc sĩ tại Mỹ
Để xin được vào chương trình thạc sĩ tại Mỹ, ngoài tốt nghiệp chuyên ngành liên quan với điểm phải đạt trên yêu cầu, bạn cũng thường được yêu cầu: GMAT hoặc GRE. Kinh nghiệm làm việc GMAT hay GRE cũng được gọi là những bài thi chuẩn hóa, tùy từng chương trình thạc sĩ yêu cầu GMAT hay GRE.
Vẫn có những trường đại học Mỹ không yêu cầu GMAT / GRE, và cũng không yêu cầu kinh nghiệm làm việc
Hệ thống đại học Mỹ chủ yếu là đại học đa lĩnh vực, đại học nghiên cứu (Research University) và có nhiều loại hình đào tạo khác nhau từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ. Trong hệ thống đại học còn có một số trường đại học chuyên ngành (Professional Schools) như trường Luật, trường y,…Mỗi trường đại học lại có những tiêu chí khác nhau, nếu bạn muốn tìm hiểu về hệ thống giáo dục Mỹ chi tiết hơn về các hoạt động, các chương trình học hay các chính sách hỗ trợ,…mời bạn liên hệ với Việt Nam Hiếu Học để được tư vấn và cung cấp các thông tin cần thiết.
Ngay từ rất sớm người Mỹ đã hiểu rằng tương lai của họ, những người tự do, phụ thuộc vào trí tuệ và sự thông thái của chính họ, chứ không phải của kẻ thống trị nào đó ở xứ sở xa xôi. Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới giải quyết các vấn đề cơ bản liên quan đến bản chất và mục đích của hệ thống giáo dục trên cơ sở một nền dân chủ. Đó cũng chính là lý do mà bất cứ du học sinh nào cũng cần phải tìm hiểu về hệ thống giáo dục Mỹ trước khi lên đường để nắm được bí quyết thành công khi chinh phục các khóa học tại đây.
VIỆT NAM HIẾU HỌC