NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG ĐÁNG TỰ HÀO CỦA NỀN GIÁO DỤC MỸ

Ðối với nhiều người thuộc các nền văn hóa khác, hệ thống giáo dục Mỹ có vẻ hết sức rộng lớn và đa dạng đến độ khó tìm thấy các điểm chung. Tuy nhiên, trên thực tế, nền giáo dục Mỹ lại phản ánh một cách xuất sắc lịch sử, văn hóa và các giá trị xã hội của một đất nước luôn luôn đổi mới và liên tục tiến bộ.

Hàng năm, Mỹ thu hút rất nhiều du học sinh trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên nền giáo dục Mỹ có sức hút đặc biệt như vậy. Tất cả cũng nhờ những nét đặc trưng trở thành điểm tiến bộ, trở thành điểm ưu việt của một nền giáo dục.

TẦM CỠ QUAN TRỌNG CỦA NỀN GIÁO DỤC

Các trường học tại Mỹ – công cũng như tư, tiểu học và trung học, đại học công tiểu bang và đại học tư – chỗ nào cũng có, và Mỹ tiếp tục điều hành một trong các hệ thống giáo dục vĩ đại nhất thế giới. Theo các con số của Viện Thống Kê Giáo Dục Quốc Gia Mỹ, trong niên khóa 2007-2008, có hơn 75 triệu trẻ em và người lớn ghi danh theo học tại các trường tiểu học, trung học và đại học tại Mỹ. Thêm vào đó, còn có khoảng 6.8 triệu giáo viên và giáo sư làm việc tại các trường từ mẫu giáo tới đại học. Theo Sở Thống Kê Mỹ, số học sinh và sinh viên theo học tại các trường công lập ở Mỹ gia tăng mạnh mẽ nhất là trong giai đoạn từ 1956 tới 1964, tức là sau Thế Chiến 2 và Chiến Tranh Triều Tiên. Trong những năm đầu thế kỷ thứ 21 này, sĩ số ghi danh tại các học đường Mỹ lại lên cao nhờ mức độ gia tăng mạnh mẽ của người dân Mỹ gốc Hispanic và các sắc dân nhập cư khác.

Hệ thống giáo dục Mỹ ngày nay bao gồm khoảng 96,000 trường tiểu học và trung học, cộng với hơn 4,200 trường đại học, tính từ các trường đại học cỡ nhỏ hệ 2 năm cho đến các trường đại học tiểu bang cỡ lớn với các chương trình bậc cử nhân, cao học và tiến sĩ có sĩ số từ 30,000 sinh viên trở lên. Chi phí hằng năm dành cho hệ thống giáo dục tại Mỹ, tính trung bình, lên tới mức $878 tỉ.

COI TRỌNG VÀ GIÚP HỌC SINH, SINH VIÊN PHÁT TRIỂN CÁ TÍNH, TÀI NĂNG CỦA MÌNH

Học sinh, sinh viên Mỹ không cần phải cố gắng phát triển theo định hướng đóng khung của bất kì ai, mà được phát triển theo khả năng cũng như sở thích của chính mình. Bất kì môi trường học tập nào tại Mỹ cũng đề cao sự sáng tạo và độc lập của người học chứ không phải sự sao chép hay học thuộc 1 cách máy móc những gì thầy cô giảng.

Tiêu chuẩn du học Mỹ này khiến cho du học sinh của một số nước trong đó có Việt Nam phải ngạc nhiên. Trong các buổi học, buổi thảo luận, không phải giáo viên, giảng viên là trung tâm. Giáo viên hay giảng viên chỉ giữ vai trò người hướng dẫn, tất cả sẽ xoay quanh người học làm trung tâm. Thậm chí, học sinh, sinh viên còn đặt ngược câu hỏi lại cho giáo viên, giảng viên chứ không chỉ ngồi im để nghe giảng bài.

KHUYẾN KHÍCH SỰ CHỦ ĐỘNG

Bạn có thừa nhận rằng, tại Việt Nam đôi khi bạn cảm thấy xa cách và e dè với giáo viên của mình không? Điều này hoàn toàn khác ở Mỹ. Rất nhiều du học sinh phải thừa nhận rằng giáo viên, giảng viên tại Mỹ dễ gần hơn. Bởi ngoài những giờ học, người học được thầy cô khuyến khích tiếp cận riêng với giáo viên khi có bất kì vấn đề gì cần trao đổi thêm mà không sợ bị mắng, không sợ tốn thời gian của thầy cô. Điểm này thể hiện nét chủ động rất lớn trong quá trình học tập.

TUYỆT ĐỐI ĐÚNG GIỜ

Khái niệm giờ cao su không hề có trong giáo dục Mỹ. Xã hội Mỹ nói chung và trường học Mỹ nói riêng đều đặt tiêu chí đúng giờ trong các tiết học, kì thi hay bất cứ việc nào. Nếu như bạn không nộp bài tập đúng thời gian, bạn sẽ bị trừ điểm là điều chắc chắn.  Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn có thể đi học muộn vài phút tại trường học Mỹ mà không sao. Chính điều này tạo nên tính cách, nếp sống cho những công dân Mỹ mà chúng ta cần học hỏi.

PHÁT TRIỂN TỐI ĐA KỸ NĂNG GHI CHÉP VÀ ĐỌC HIỂU

Giáo viên, giảng viên đọc – học sinh, sinh viên cặm cụi chép: hình thức học đọc chép này không có đối với nền giáo dục Mỹ. Sinh viên sẽ được rèn luyện sự chủ động ghi chép 1 cách thông minh qua quá trình thầy cô giảng bài. Họ không đợi thầy cô độc từng câu từng chữ để ghi mà họ sẽ ghi theo dạng take note – ghi những ý chính, điểm có chọn lọc những gì thầy cô nói.

GIAN LẬN LÀ ĐIỀU CẤM KỊ

Tại tất cả các trường học ở Mỹ, cho dù sinh viên sử dụng ý tưởng nghiên cứu, dữ liệu nào đó từ bên ngoài đều phải trích dẫn nguồn tham khảo. Họ không bao giờ được phép đưa bất cứ ý tưởng, trích dẫn nào không phải của họ vào bài tập, bài nghiên cứu. Ăn cắp chất xám của người khác được cho là gian lận và là một trong những vi phạm nghiêm trọng nhất cho dù bạn vô ý hay cố ý đề bị xử lý rất nghiêm: nhẹ chỉ bị đánh trượt kỳ thi, nặng có thể bị đình chỉ học.

Chính những điểm khác biệt trên đã tạo nên 1 nền giáo dục Mỹ ưu tú, chất lượng trở thành chuẩn mực của thế giới.

CHI PHÍ THEO HỌC ĐẠI HỌC

Chi phí theo học đại học tại Mỹ có thể thay đổi thật lớn lao, từ rất ít tiền cho tới khoảng $50,000 cho một niên khóa. Chi phí này bao gồm học phí, ăn ở và các chi tiêu về sách vở cũng như học cụ. Tính đổ đồng, chi phí theo học tại nhiều trường đại học có phẩm chất cao ở Mỹ là từ $20,000 cho tới $30,000 một năm.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA NỀN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC MỸ

Theo các con số thống kê năm 2008 của Sở Thống Kê Mỹ, số tiền lương trung bình mà một người Mỹ chỉ học tới lớp 9 (khoảng 16 tuổi) kiếm được là $25,900 một năm. Những người có bằng cử nhân (Bachelor’s degree) kiếm được $45,000 một năm, và những người có bằng cao học (Master’s degree) kiếm được $72,800 một năm. Những người có bằng tiến sĩ (cỡ Ph.D.) kiếm được trung bình $81,000 một năm.

Trong suốt 300 năm lịch sử dựng nước và phát triển đất nước Mỹ, các học đường là một trong những chốn nơi đầu tiên vừa hấp thụ vừa du nhập các nền văn hóa đa dạng của di dân từ khắp nơi trên thế giới tới định cư trên đất nước này. Các trường học tại Mỹ, cũng giống như xã hội bên ngoài, ngày càng đa dạng về chủng tộc và văn hóa. Hồi đầu thế kỷ thứ 20, con cái của các gia đình di dân -mà hầu hết là từ Nam và Ðông Âu-tràn ngập các trường công ở miền Ðông Bắc và Trung Tây Mỹ. Ngày nay, các di dân mới tiếp tục làm thay đổi số lượng cũng như thành phần học sinh và sinh viên tại Mỹ, và số lượng học sinh và sinh viên nhập cư lớn nhất phải nói là đến từ các quốc gia Mỹ Châu La-tinh và Á Châu.

Học sinh Mỹ gốc Phi Châu chiếm 17% sĩ số tại các trường tiểu học và trung học. Tuy vậy, học sinh gốc Hispanic đang chiếm sĩ số lớn nhất tại các trường công. Cũng là điều bình thường hiện nay khi thấy nhiều học sinh và sinh viên tại các trường học, đặc biệt là dọc theo duyên hải miền Ðông và miền Tây, lúc về tới nhà đã nói hàng chục thứ ngôn ngữ không phải là tiếng Anh, như tiếng Ả Rập, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt, bởi vì cha mẹ và ông bà họ là những di dân đến từ nước ngoài. Cũng chính vì thế mà, cho mãi tới bây giờ, các chương trình dạy tiếng Anh làm sinh ngữ thứ nhì vẫn giữ nguyên tầm mức quan trọng như hồi thế kỷ trước. Và mặc dù mang tính địa phương hóa và đa văn hóa như vậy, các trường công lập tại Mỹ vẫn mang một mẫu số chung và có mối liên hệ rất cao trên khía cạnh tổ chức và điều hành. Một sinh viên chuyển trường từ California sang Pennsylvania hoặc Georgia sẽ gặp những khác biệt đương nhiên phải có, nhưng, nhìn chung, nội dung các môn học thì ở đâu cũng thế. Ðiều cần ghi nhận là chính phủ liên bang Mỹ không hề bắt buộc các trường trên toàn quốc phải tuân theo một học trình chung hoặc bắt các trường phải dạy dỗ theo một tiêu chuẩn nào đó như tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Vậy là chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu những nét đặc trưng nhất của nền giáo dục Mỹ. Quả là một nền giáo dục đáng ngưỡng mộ và học hỏi. Đối với những bạn có định hướng du học Mỹ, chúc các bạn thành công trên chặng đường chinh phục nền giáo dục tân tiến nhất thế giới này!

Hotline: 0913456426
Zalo
Hotline